Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật trong các doanh nghiệp

Cập nhật: Thứ tư, 18/12/2019

     Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 2.800 doanh nghiệp, thu hút hơn 110.000 lao động, tập chung chủ yếu ở lĩnh vực may, giầy da, điện tử. Đa số các doanh nghiệp, khi tuyển dụng lao động, không đòi hỏi cao về trình độ của người lao động. Thực tế này, dẫn đến tình trạng người lao động trong các doanh nghiệp thiếu kiến thức về pháp luật lao động. Trong các doanh nghiệp FDI vẫn còn xảy ra tình trạng ép công nhân làm thêm giờ mà chưa có thỏa thuận với người lao động.Ở các doanh nghiệp tư nhân tình trạng vi phạm pháp luật laođộng vẫn còn xảy ranhư: vi phạm về hợp đồng lao động, BHXH, BHYT, ký kết thỏa ước lao động tập thể … Đây không chỉ là những vi phạm Bộ Luật Lao động mà còn làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nguyên nhân là do nhận thức pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động còn chưa đầy đủ.Từ đó nảy sinh những bức xúc tronng quan hệ lao động. Theo báo cáo của liên đoàn lao động tỉnh từ năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 38 cuộc ngừng việc tập thể; tronng đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 78%, doanh ngiệp trong nước 22%.

     Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp đã được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng.Nội dung tuyên truyền tập trung vào quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động; các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; việc thực hiện mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng,  quy chế nghỉ ngơi, kỷ luật lao động… Thông qua công tác tuyên truyền, giao lưu đối thoại trực tiếp với người lao động và người sử dụng lao động, người lao động đã nắm được các chính sách, pháp luật liên quan, quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi tham gia quan hệ lao động, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất việc vi phạm trong quá trình thực hiện Luật Lao động, góp phần hình thành thói quen hành động theo pháp luật, giúp người lao động giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội theo pháp luật, hạn chế tình trạng xung đột trong mối quan hệ với người sử dụng lao động.

     Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp thời gia qua cũng còn nhiều mặt hạn chế. Ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn thì hầu như người lao động không được tiếp cận với kiến thức pháp luật.Nhiều doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn vẫn không bố trí thời gian cho công tác tuyên truyền pháp luật. Mặt khác, bản thân người lao động tại các doanh nghiệp mặc dù thiếu kiến thức nhưng chưa tích cực tham gia các buổi tuyên truyền pháp luật.Việc tuyên truyền pháp luậtở các doanh nghiệp chưa thường xuyên, liên tục, do vậy các quy định của pháp luật về lao động chưa tới hết được người lao động và người sử dụng lao động. Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật về lao động còn hạn chế, kể cả về số lượng, chất lượng. Từ đó dẫn đến một số lượng khá lớn người lao động chưa am hiểu các quy định của pháp luật lao động dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động, đình công bất hợp pháp xảy ra. Bên cạnh đó, kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp còn hạn chế. Nguyên nhân là do người sử dụng lao động phải tập trung lo toan khắc phục những khó khăn để giữ vững sản xuất, kinh doanh nên ít quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động. Cùng với đó là trình độ nhận thức của người lao động phổ thông tại các doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn đến nhận thức về pháp luật lao động còn kém và ý thức chấp hành nội quy lao động không nghiêm túc.

     Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh đã có kế hoạch tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục, pháp luật trong các doanh nghiệp. Thường xuyên cập nhật phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến lĩnh vực chuyên môn để họ tiếp tục nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đề ra. Đẩy mạnh tuyên truyền theo mô hình “chân rết”, trong đó các chủ sử dụng lao động và cán bộ chính sách của doanh nghiệp sau khi tham gia hội nghị tuyên truyền, phổ biến, pháp luật sẽ tổ chức tuyên truyền sâu rộng, trực tiếp đến người lao động trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chế độ, chính sách đối với người lao động. Thường xuyên có sự phối hợp liên ngành trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới các doanh nghiệp, hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật lao động, có chế tài xử lý nghiêm minh các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp thực hiện tốt. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền pháp luật ở các doanh nghiệp. Lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thi sân khấu hóa của công nhân lao động. Tăng cường tổ chức tọa đàm, đối thoại chính sách pháp luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động;  chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng các chính sách đối với người lao động, đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển bền vững

CTV Trần Mạnh Dũng

Liên kết Website
Bình chọn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
718664

Online 3

Hôm nay 1213