Kỳ họp thứ 3: Quốc hội thảo luận về một số dự án luật

Cập nhật: Thứ hai, 30/05/2022

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng 27/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Các đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình dự kỳ họp. Ảnh: CTV

 Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đảm bảo tính thống nhất, toàn bộ, phù hợp với thực tiễn.  

Góp ý cụ thể vào dự thảo Luật, nhiều đại biểu tập trung thảo luận về thẩm quyền đề nghị khen thưởng đối với dân quân tự vệ; về quy định các loại hình khen thưởng; về danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú; khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; về danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu; khen thưởng Huy chương Thanh niên xung phong; quy định Xét thưởng đặc cách đối với nhà giáo lão thành trên 70 tuổi; tiêu chí xét danh hiệu Gia đình văn hóa; quy định ưu tiên khen thưởng với đối tượng yếu thế; khen thưởng trong lực lượng vũ trang, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp cho đất nước Việt Nam; về cải cách thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng.

Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đề nghị Quy định rõ hơn quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong xác định tên kỷ niệm chương, đối tượng và tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương. Cần có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể đối tượng nhà văn được xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú.

Buổi chiều, sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.

Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến vào: kết cấu của dự thảo Luật; hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài; đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; bảo hiểm vi mô...

Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) và các điều ước quốc tế khác có liên quan, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính khả thi và tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trích Nguồn: https://www.ninhbinh.gov.vn

 

Liên kết Website
Bình chọn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
724704

Online 1

Hôm nay 1301