Quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Cập nhật: Thứ năm, 13/10/2022

Ngày 10/10/2022, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 897/QĐ-UBND về việc quy định chi tiết xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cụ thể như sau:

1. Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Quyết định 735/QĐ-UBND ngày 18/8/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc Quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình).

2. Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 10% trở lên so với mức thu nhập bình quân đầu người áp dụng theo quy định đối với xã nông thôn mới nâng cao tại cùng thời điểm, cụ thể:

Năm 2021 thu nhập bình quân đầu người: ≥ 66 triệu đồng/năm

Năm 2022 thu nhập bình quân đầu người: ≥ 70,4 triệu đồng/năm

Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người: ≥ 74,8 triệu đồng/năm

Năm 2024 thu nhập bình quân đầu người: ≥ 79,2 triệu đồng/năm

Năm 2025 thu nhập bình quân đầu người: ≥ 83,6 triệu đồng/năm

3. Có ít nhất một mô hình thôn thông minh theo Quy định tiêu chí thôn thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể như sau:

- Hạ tầng mạng Internet băng rộng cáp quang phủ trên số hộ gia đình: ≥ 80%

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G: đạt 100%

- Có Mạng wifi miễn phí tại nhà văn hóa thôn

- Tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh: ≥ 90%

- Tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử: ≥ 70%

4. Có tỷ lệ (%) số thôn, xóm, bản đạt chuẩn thôn (khu dân cư) nông thôn mới kiểu mẫu như sau: Năm 2021: ≥ 40; năm 2022: ≥ 40; năm 2023: ≥ 50; năm 2024: ≥ 60; năm 2025: ≥ 70.

5. Đạt tiêu chí quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo ít nhất một trong các lĩnh vực nổi trội nhất. Cụ thể:

* Lĩnh vực “Sản xuất nông nghiệp”:

1. Có vùng sản xuất hàng hoá tập trung đối với sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu và được cấp mã số vùng.

2. Có sản phẩm sơ chế, chế biến từ nông lâm thuỷ sản được chứng nhận OCOP đạt chuẩn từ 3 sao trở lên hoặc tương đương: ≥ 2 sản phẩm

3. Các sản phẩm chủ lực có hợp đồng liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị và được bán qua kênh thương mại điện tử: 100%

4. Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng tại gốc, không có điểm nóng về vi phạm pháp luật về lâm nghiệp như lấn chiếm, phá rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng tại địa phương, khai thác động thực vật…, duy trì bền vững tỷ lệ che phủ rừng tại địa phương; trên địa bàn xã có tối thiểu 02 mô hình sản xuất lâm nghiệp (trồng cây bản địa gỗ lớn, cây đa tác dụng, xen cây dược liệu, cây ăn quả) của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có hiệu quả về kinh tế, môi trường; có quy ước hoặc hương ước bảo vệ rừng của thôn, bản. (Áp dụng đối với xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp).

* Lĩnh vực “sản xuất khác gồm: thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ngành nghề”:

Có tỷ trọng lớn về doanh thu, thu nhập gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã hoặc có hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng mở rộng. (Sở Công thương và các sở, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể).

* Lĩnh vực “Giáo dục”

1. Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo: ≥ 95%

2. Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1: 100%

3. Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt từ 95% trở lên, số trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.

4. Tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp: ≥95%

Lĩnh vực “Văn hoá”

1. Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã và 100% số thôn, xóm, bản có Nhà văn hoá, sân thể thao đạt chuẩn theo quy định. Các công trình văn hoá, thể thao xã, thôn phải đảm bảo yêu cầu xanh, sạch, đẹp.

2.1. Nhà văn hoá, sân thể thao xã và 100% Nhà văn hoá - Khu thể thao (xóm, bản) yêu cầu về nội dung, phương thức hoạt động theo quy định.

2.2. Nhà văn hoá xã, thôn (xóm, bản) có tủ sách, phòng đọc, duy trì thường xuyên việc trao đổi, luân chuyển sách, báo phục vụ nhân dân.

2.3. Xã có Câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật, thể thao tiêu biểu; mỗi thôn (xóm, bản) có ít nhất 01 tổ/đội/nhóm văn hoá, văn nghệ hoặc 01 câu lạc bộ thể dục, thể thao hoạt động thường xuyên.

3.1. Các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, địa phương được kế thừa, phát huy trong đời sống nhân dân. Các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể trên địa bàn (nếu có) được bảo tồn, phát huy.

3.2. Không có vi phạm quy định của pháp luật về di sản văn hoá và những quy định của pháp luật có liên quan.

4.1. Tỉ lệ “Gia đình văn hoá” của xã: ≥ 89%

4.2. Tỉ lệ “Khu dân cư văn hoá” của xã: 100%

4.3. Tỉ lệ thôn (xóm, bản) có và thực hiện hương ước, quy ước: 100%

4.4. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đảm bảo theo quy định.

* Lĩnh vực “Du lịch”

Có tài nguyên du lịch được khai thác phục vụ khách du lịch và có sự tham gia của cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch. (Sở Du lịch hướng dẫn cụ thể)

* Lĩnh vực “Cảnh quan môi trường”

1. Có trên 70% số tuyến đường xã, thôn có rãnh thoát nước, có nắp đậy và được trồng đồng bộ cây bóng mát, hoa, cây cảnh hoặc trang trí khác để tạo cảnh quan môi trường; định kỳ hàng tuần tổ chức tổng vệ sinh môi trường đường làng, ngõ, xóm, khu dân cư.

2. Có mô hình bảo vệ môi trường tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; trồng và chăm sóc cây bóng mát, hoa, cây cảnh; câu lạc bộ, đội tuyên truyền bảo vệ môi trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút sự tham gia của cộng đồng.

3. Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư; đối với các ao, hồ có sẵn ở địa phương, cần thường xuyên nạo vét bùn, tiêu diệt các loài côn trùng gây các bệnh truyền nhiễm, thay nước (nếu đã bị ô nhiễm).

4. Tỷ lệ hộ gia đình trong xã thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn: ≥60%

5. 90% phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải phải được tận thu, tái sử dụng, xử lý triệt để bằng các biện pháp phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường.

6. Các khu dân cư tập trung có mạng lưới cấp thoát nước theo quy định.

* Lĩnh vực “An ninh trật tự”

1. Trong 03 năm liên tiếp, liền kề tính đến thời điểm đánh giá, đề nghị công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu về “An ninh trật tự”: Trên địa bàn xã không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; tệ nạn xã hội được kiềm chế giảm; không có công dân cư trú trên địa bàn xã phạm tội nghiêm trọng trở lên. Tội phạm, tệ nạn xã hội giảm theo từng năm.

2. Trong 3 năm liền kề thời điểm xét xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định về khu dân cư xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.

3. Năm liền kề thời điểm xét xã được đánh giá, phân loại phong trào hàng năm đạt “Xuất sắc” theo Quyết định số 510/QĐ-BCA-V05, ngày 20/01/2022 của Bộ Công an về việc ban hành quy định tiêu chí đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

4. Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh; trong 03 năm liền kề tính đến thời điểm đánh giá, đề nghị công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu đạt danh hiệu “Tiên tiến” trở lên.

* Lĩnh vực “Chuyển đổi số”

1. Chính quyền số

1.1. 100% cán bộ, công chức sử dụng thành thạo các nền tảng số, ứng dụng dùng chung của tỉnh.

1.2. 100% cán bộ, công chức được trang bị máy tính, thiết bị phụ trợ cần thiết đảm bảo cấu hình, tốc độ đáp ứng được hoạt động trong công việc; được cài đặt, sử dụng phần mềm bản quyền diệt virus để đảm bảo an toàn thông tin.

1.3. 100% tổ chức, cá nhân (cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ & các đoàn thể chính trị - xã hội của xã) được cấp và sử dụng thường xuyên Chứng thư số chuyên dùng của Ban cơ yếu Chính phủ và tài khoản hộp thư điện tử công vụ của tỉnh.

1.4. 100% hồ sơ tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính được cập nhật đầy đủ thông tin; số hoá/ký số đầy đủ thành phần hồ sơ, bản kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống Một cửa điện tử của xã.

1.5. 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính/thủ tục hành chính liên thông được luân chuyển đúng quy trình điện tử đã được cấu hình trên hệ thống Một cửa điện tử của xã, của huyện, của tỉnh.

1.6. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến đạt ít nhất 50%.

1.7. 100% văn bản đến được xử lý đúng quy trình trên hệ thông Quản lý văn bản và Điều hành; 100% văn bản đi được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số theo quy định và xử lý, luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ văn bản mật theo quy định).

1.8. 100% biểu mẫu, chế độ báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh (trừ các báo cáo thuộc phạm vi bí mật của nhà nước).

1.9. Có ít nhất 60% hồ sơ công việc được quản lý, xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

2. Kinh tế số

2.1. Tỷ lệ các sản phẩm, dịch vụ chủ lực đặc trưng; sản phẩm OCOP của địa phương được quảng bá trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, trang thông tin điện tử đạt từ 80% trở lên.

2.2. Tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, hộ nông nghiệp được đăng ký tài khoản trên sàn thương mại điện tử đạt từ 40% trở lên.

2.3. Tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử đạt từ 65% trở lên.

3. Xã hội số

3.1. Có tối thiểu 02 kênh giao tiếp giữa chính quyền với người dân thông qua tin nhắn SMS, hoặc các nhóm zalo chat, trang thông tin điện tử của xã hoặc thông qua các ứng dụng, nền tảng mạng xã hội của Việt Nam (gapo, mocha…) phục vụ cung cấp thông tin tình hình kinh tế xã hội, chỉ đạo, phản ánh, kiến nghị.

3.2. 100% các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên đại bàn xã được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số.

3.3. 100% trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế trên địa bàn xã sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số.

3.4. 100% trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế trên địa bàn xã lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, viện phí và các giao dịch khác.

3.5. Có ít nhất một mô hình ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các lĩnh vực như: An ninh trật tự, an toàn giao thông, sản xuất - kinh doanh, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, năng lượng, chiếu sáng, môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thương hiệu, thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, truyền thanh thôn,…

3.6. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt từ 85% trở lên.

Quyết định số 897/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2022.  Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh Ninh Bình theo quy định. Các sở, ban ngành, đoàn thể căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện, giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh.

File đính kèm: Quyết định số 897/QĐ-UBND

T.H

Liên kết Website
Bình chọn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
719359

Online 5

Hôm nay 1908