Tổng kết 05 năm thực hiện Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh (2010-2015)

Cập nhật: Thứ năm, 25/06/2015

             Ngày 20/5/2015 Hội đồng hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND ngày 17/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình phê duyệt Đề án 16/ĐA-UBND ngày 04/9/2009 của UBND tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2010 – 2015 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Đề án, đồng thời  khẳng định sự cần thiết, vai trò, tầm quan trọng của Đề án trong đời sống xã hôi, từ đó tiếp tục tham mưu  UBND tỉnh ban hành Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2016-2020. Đồng chí Lê Văn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì Hội nghị.

Qua 5 năm thực hiện Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2010-2015, toàn tỉnh đã kiện toàn được 1.173 báo cáo viên pháp luật tuyên truyền viên cơ sở, trong đó báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh gồm 100 đồng chí, báo cáo viên pháp luật cấp huyện gồm 273 đồng chí và tuyên truyền viên cở gồm 800 đồng chí. Ngoài ra đội ngũ cán bộ pháp chế sở, ngành được kiện toàn gồm 24 đồng chí, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiện toàn được 54 báo cáo viên truyền đạt nghị quyết của Đảng cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiện toàn 96 báo cáo viên, Sở Giao thông vận tải kiện toàn 15 báo cáo viên, Liên đoàn lao động tỉnh kiện toàn 27 báo cáo viên, đây cũng là lực lượng quan trọng góp phần đưa nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống.

Toàn tỉnh đã thực hiện được  16.937 hội nghị chuyên đề, hội nghị lồng ghép phổ biến pháp luật cho 1.455.234 lượt người là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, qua đó đã phổ biến 86 Luật được Quốc hội khóa XII, XIII thông qua hàng năm (năm 2010 phổ biến 13 Luật, năm 2011 phổ biến 16 Luật, năm 2012 phổ biến 20 Luật, năm 2013 phổ biến 18 Luật, năm 2014 phổ biến 19 Luật). Ngoài hình thức tuyên truyền miệng các ngành, các cấp đổi mới nâng cao chất lượng nhiều hình thức tuyện truyền, phổ biến pháp luật như: Thực hiện Ngày pháp luật; Nâng cao hiệu quả dạy và học môn giáo dục công dân, môn pháp luật ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn và phát hành các loại tài liệu tuyên truyền pháp luật; quản lý và khai thác tủ sách pháp luật; Nang cao hiệu quả hoạt động hòa giải cơ sở; sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật và tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật.

Các ngành thành viên Hội đồng phối hợp cấp tỉnh đã phối hợp với UBND cấp huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật cho 3.984 đối tượng. Các ngành Công an, kiểm sát phối hợp giải quyết 41 vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn, ban hành 41 kháng nghị, 81 kiến nghị, 199 kết luận, yêu cầu cơ quan chức năng khắc phục, sửa chữa và phòng ngừa vi phạm; phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng xác định, giải quyết 90 vụ án trọng điểm, tổ chức 217 phiên tòa xét xử lưu động tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm.

Từ kết quả đạt được của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, UBND tỉnh Ninh Bình đã quyết định tặng Bằng khen cho 11 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 05 năm thực hiện Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Hội nghị cũng đã thống nhất đề nghị UBND tỉnh xem xét ban hành Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đonạ 2010-2015 trên địa bàn tỉnh.

 

Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật

Liên kết Website
Bình chọn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
714318

Online 3

Hôm nay 818