Ninh Bình: 10 năm thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ

Cập nhật: Thứ sáu, 07/05/2021

Sau 10 năm thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Với vai trò là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác pháp chế, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ pháp chế tại địa phương.

Đ/c Phạm Minh Thường, Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậttại điểm cầu Ninh Bình

Trong công tác xây dựng pháp luật, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với tổ chức pháp chế các sở, ngành lập và trình UBND tỉnh quyết định 10 Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh; thực hiện thẩm định 882 Dự thảo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND tỉnh. Các sở, ngành đã chủ trì và phối hợp tham gia xây dựng, trình HĐND, UBND tỉnh ban hành 455 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); tham gia góp ý vào 645 văn bản theo yêu cầu của các các cơ quan Trung ương, chỉ đạo của UBND tỉnh và đề nghị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL: cán bộ pháp chế tại các sở, ngành đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện rà soát thường xuyên 441 văn bản QPPL; thực hiện 02 đợt tổng rà soát văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành (năm 2013 và năm 2018). Qua rà soát 1.336 văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh đã xác định 787 văn bản còn hiệu lực 549 văn bản hết hiệu lực toàn bộ. Riêng năm 2018, qua rà soát đã xác định và kiến nghị UBND tỉnh bãi bỏ 115 văn bản; sửa đổi, bổ sung 12 văn bản và đề nghị ban hành văn bản mới thay thế đối với 08 văn bản. Các sở, ngành phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tự kiểm tra 455văn bản; Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 80 văn bản của HĐND, UBND cấp huyện; kiểm tra theo kiến nghị của Bộ Tư pháp đối với 07 văn bản.

Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: các sở, ngành đã tổ chức được 1.050 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 73.500 lượt người tham dự; các sở, ngành đã phối hợp tổ chức 427 hội thi, hội diễn có chủ đề tuyên truyền pháp luật; tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp. Một số sở, ngành đã phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ninh Bình thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước; triển khai sâu rộng Ngày pháp luật với nhiều nội dung thiết thực, thu hút sự hưởng ứng của các đối tượng. 04 tháng đầu năm 2021, các sở, ngành đã tổ chức 96 hội nghị tuyên truyền về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 cho 25.386 lượt người tham dự.

Trong công tác theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm hành chính: các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã ban hành và tổ chức thực hiện 260 kế hoạch về công tác quản lý quản lý, xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; đã thực hiện 1.092 cuộc tranh tra, kiểm tra. Sở Tư pháp đã tiến hành 42 cuộc kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại các sở, ngành, UBND huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực trọng tâm như: nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, vùng thường xuyên bị thiên tai; công chứng hợp đồng thế chấp và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm xã hội tự nguyện; hòa giải cơ sở; bảo vệ môi trường, đăng ký giao dịch bảo đảm.

Về công tác bồi thường nhà nước: Trong 10 năm qua, Sở Tư pháp đã thực hiện hướng dẫn bồi thường nhà nước cho 03 trường hợp, trong đó có 01 trường hợp thuộc lĩnh vực hành chính (số tiền bồi thường là 21.768.000 đồng); 02 trường hợp thuộc lĩnh vực hình sự (tổng số tiền bồi thường là 100.789.000 đồng).

Đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: các sở, ngành của tỉnh đã tổ chức 250 hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hơn 2.000 lượt người tham dự. Riêng Sở Tư pháp đã phối hợp với Ban Quản lý Chương trình 585 - Bộ Tư pháp và một số sở, ngành tổ chức 28 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về doanh nghiệp; 08 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật; 12 buổi toạ đàm trao đổi những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cho 3.840 đại biểu đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, luật sư, luật gia; cấp phát 2.400 cuốn sách tương đương với 24 đầu sách cho 200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Ninh Bình đã xây dựng được đội ngũ cộng tác viên tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật cho doanh gồm 56 người là cán bộ pháp chế của các sở, ngành, cán bộ Sở Tư pháp, Công chứng viên đang hoạt động tại 08 tổ chức hành nghề công chứng, đấu giá viên đang hoạt động tại 07 tổ chức đấu giá tài sản, Luật sư đang hoạt động tại 12 tổ chức hành nghề luật sư và đầu mối của mạng lưới là Sở Tư pháp. Đội ngũ cộng tác viên đã thực hiện tư vấn 90 vụ việc bằng văn bản cho 90 doanh nghiệp có vướng mắc về pháp luật. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã thành lập tổ tư vấn; xây dựng và duy trì chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” trên Trang thông tin phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở…

Sau 10 năm triển khai thi hành Nghị định sối 55/2011/NĐ-CP, công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã dần đi vào nền nếp, tạo được sự đồng bộ, thống nhất tại các sở, ngành cũng như doanh nghiệp nhà nước tại địa phương. Đội ngũ cán bộ pháp chế thường xuyên được củng cố, kiện toàn, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; khẳng định được vai trò, vị trí trong công tác tham mưu cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ pháp chế, từ đógóp phần nâng cao hiệu lực, hiệu qủa quản lý nhà nước tại địa phương.

Bên cạnh những kết qủa đạt được, việc thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP còn gặp một số bất cập sau:

- Bất cập về thể chế như: quy định về tổ chức pháp chế tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan không thống nhất dẫn đến khó thực hiện ở địa phương; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP chưa quy định cụ thể về chức danh, vị trí việc làm cho người làm công tác pháp chế nên chưa phát huy tốt nhất năng lực, sở trường công tác của người làm công tác pháp chế; chưa tạo động lực để những người làm công tác pháp chế (đặc biệt là những người chưa đủ tiêu chuẩn) tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Bất cập về tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế như:số lượng công chức làm công tác pháp chế không ổn định (do luân chuyển, điều động); việc sáp nhập, điều chuyển và thay đổi cán bộ làm công tác pháp chế tại một số sở, ngành sang làm nhiệm vụ khác đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc, chất lượng tham mưu triển khai nhiệm vụ pháp chế; cán bộ pháp chế tại các sở chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm; việc thành lập, củng cố, kiện toàn Phòng Pháp chế và việc bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc, chất lượng tham mưu cho lãnh đạo các sở, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ pháp chế.

Thiều Thị Tú

Liên kết Website
Bình chọn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
717879

Online 1

Hôm nay 428