Mục tiêu trong công tác cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình đến năm 2025

Cập nhật: Thứ năm, 19/10/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; ngày 24/8/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND về cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Theo đó, mục tiêu trong công tác cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình đến năm 2025 gồm các mục tiêu sau:

Về cải cách thể chế: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức; về phát triển kinh tế và về chuyển đổi số; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC):

+ Năm 2021, số hoá kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 30%, 20% và 15%; giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

+ Rà soát, đề nghị các bộ, ngành cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh, đảm bảo giảm tối thiểu 20% số quy định và chi phí tuân tủ liên quan đến hoạt động kinh doanh.

+ Triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và 100% Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, trừ các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

+ Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử, 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị sử dụng.

+ Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.

+ Tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.

+ 100%  TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời.

+ 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

+ Năng suất tiếp nhận hồ sơ trung bình của 01 nhân sự trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tối thiểu là 1.600 hồ sơ/năm; tại Bộ phận một cửa cấp huyện tối thiểu là 1.200 hồ sơ/năm; tại Bộ phận một cửa cấp xã tối thiểu là 800 hồ sơ/năm (trừ trường hợp tổng số hồ sơ tiếp nhận trong năm/01 Bộ phận Một cửa ít hơn chỉ tiêu nêu trên.

+ Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp xuống trung bình tối đa 15 phút/lượt giao dịch. Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt từ 95% trở lên.

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:

+ Giảm tối thiểu 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

+ Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước

+ Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế công lập đạt tối thiểu 85%; Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công lập đạt trên 90%.

Về cải cách chế độ công vụ:

+ Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

+ Phấn đấu 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, được chuẩn hóa về lý luận chính trị, kỹ năng làm việc theo yêu cầu nâng cao và quy định mới của Trung ương.

Về cải cách tài chính công:

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Có ít nhất 15% đơn vị sự nghiệp công lập khối tỉnh tự bảo đảm chi thường xuyên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số:

+ Hợp nhất Cổng Dịch vụ công với hệ thống phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

+ Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia còn lại, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa các cấp.

+ Hoàn thành kho dữ liệu của người dân, doanh nghiệp trên Công dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh, tích hợp với kho dữ liệu trên Cổng dịch vụ công quốc gia nhằm tạo lập, lưu trữ, đồng bộ chia sẻ cơ sở dữ liệu TTHC, kết nối các danh mục tài liệu quan trọng.

+ 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

+ 100% văn bản (trừ văn bản mật theo quy định) trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số theo quy định.

+ 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được tích hợp, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

+ Duy trì Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến hoạt động ổn định, hiệu quả. Đảm bảo sẵn sàng kết nối phục vụ 100% cuộc họp trực tuyến của cấp tỉnh, huyện, xã.

+ 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được quản lý, xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

+ 50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

+ Duy trì và phát triển hệ thống Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đôn đốc, giám sát các đơn vị thực hiện về tiến độ, kết quả thực hiện thông suốt, ổn định.

+ Chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình phấn đấu đến năm 2025 nằm trong top 20 cả nước.

Về công tác chỉ đạo, điều hành

+ Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) duy trì nằm trong top 15 tỉnh đứng đầu cả nước, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI phấn đấu nằm trong top 20 tỉnh, thành phố của cả nước.

+ Cải cách hành chính góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021-2025 thu hút vốn đăng ký từ các dự án đầu tư mới đạt 80.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 25.000 tỷ đồng.

                                                                                             N.S

Liên kết Website
Bình chọn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
754023

Online 4

Hôm nay 1062