Hội nghị tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Cập nhật: Thứ sáu, 31/07/2020

Chiều ngày 30/7/2020, đồng chí Nguyễn Văn Việt - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh đã tham dự Hội nghị tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì tổ chức tại Khách sạn Hoàng Sơn (thành phố Ninh Bình).

Tại hội nghị, đồng chí Trần Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã trình bày dự thảo báo cáo tổng kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh ta luôn xác định xây dựng gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Việc tổ chức triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương về mọi mặt từ công tác tổ chức, bộ máy đến tổ chức thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ của chiến lược. Đời sống của người dân, hộ gia đình và cộng đồng được nâng lên rõ rệt; việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh cơ sở được phát huy; tình trạng bạo lực gia đình giảm đáng kể, nghiêm chỉnh chấp hành quy ước, hương ước địa phương từ đó góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó Giám đốc Sở Tư pháp

phát biểu tham luận tại Hội nghị

Sau khi nghe dự thảo báo cáo, đồng chí Nguyễn Văn Việt, thay mặt Sở Tư pháp cũng đã phát biểu tham luận và làm rõ hơn nội dung về “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc”. Đồng chí đã nhấn mạnh: Trong bối cảnh ngày nay, những mâu thuẫn, xích mích tranh chấp về quyền lợi phát sinh trong cộng đồng dân cư ngày càng có chiều hướng phức tạp, đa dạng hơn. Để giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn xích mích đó, người dân có nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình như tự hòa giải, thông qua hòa giải của trọng tài hoặc bản án xét xử của Tòa án. Trong các biện pháp đó, hòa giải ở cơ sở là một phương thức giải quyết tranh chấp luôn được người dân sử dụng nhiều nhất khi giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư hiện nay. Bên cạnh đó, đồng chí cũng đưa ra 05 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới cũng như phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan Tư pháp trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở.

Chia sẻ tham luận tại hội nghị còn có đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Phó Trưởng ban chỉ đạo công tác gia đình huyện Kim Sơn, đại diện xã Sơn Lai, huyện Nho Quan đã làm rõ hơn những kinh nghiệm trong tổ chức triển khai công tác gia đình, vai trò của dòng tộc trong xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc,bền vững.

 

Lãnh đạo Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật nhận

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

Nhân dịp này, 10 tập thể và 10 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện công tác gia đình trên địa bàn tình Ninh Bình, giai đoạn 2010-2020, Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp) vinh dự được là một trong 10 đơn vị được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị này.

H.M

Liên kết Website
Bình chọn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
716246

Online 3

Hôm nay 848