Xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại
Ngày 01/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại (Đề án 316). Đề án 316 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2020.
1. Mục tiêu chung của Đề án 316
Nhằm xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm, từ đó theo dõi, cảnh báo và hỗ trợ cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại trong và ngoài nước; đảm bảo mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững. Đồng thời, Đề án cũng đặt ra mục tiêu chung về tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chính sách và thực tiễn các vụ kiện phòng vệ thương mại của Việt Nam và các nước; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng vệ thương mại theo hướng bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu; tăng cường theo dõi tình hình tuân thủ các quy định quốc tế, quy định trong các hiệp định thương mại. Đề án cũng đề ra các mục tiêu cụ thể cho 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (đến năm 2021): xây dựng hệ thống hạ tầng, xây dựng cơ sở dữ liệu và tiến hành theo dõi, phân tích các mặt hàng nhập khẩu đang bị Việt Nam điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; phân tích và cảnh báo đối với 10 đối tác thương mại lớn thường xuyên điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam; xây dựng hệ thống đầu mối cung cấp thông tin; xây dựng và phổ biến Bản tin phòng vệ thương mại và cảnh báo sớm cho các đối tượng liên quan; bồi dưỡng, đào tạo cho 200 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên các cơ quan bộ, ngành, địa phương liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại; cho 10 hiệp hội ngành hàng và 500 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.
- Giai đoạn 2 (đến năm 2025): hoàn thiện hệ thống hạ tầng, công nghệ thông tin, phần mềm phân tích và trang thông tin điện tử để vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm; hoàn thiện và nâng cấp cơ sở dữ liệu để theo dõi các mặt hàng nhập khẩu đang bị Việt Nam điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có khả năng lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng nhập khẩu có mức tăng đột biến, các mặt hàng nhập khẩu có dấu hiệu gây thiệt hại cho sản xuất trong nước; hoàn thiện và nâng cấp cơ sở dữ liệu và duy trì cập nhật thông tin, phần mềm cảnh báo sớm để theo dõi và cảnh báo đối với 20 đối tác thương mại lớn thường xuyên điều tra biện pháp phòng vệ thương mại đối với Việt Nam; xây dựng mạng lưới các chuyên gia để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; đào tạo, bồi dưỡng cho 1.000 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên các cơ quan bộ, ngành,địa phương tham gia lĩnh vực phòng vệ thương mại và 30 hiệp hội ngành hàng cùng 5000 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án 316 đưa ra 03 nhóm nhiệm vụ và giải pháp bao gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; xây dựng và vận hành Hệ thống cảnh báo sớm; nâng cao năng lực sử dụng Hệ thống cảnh báo sớm. Bên cạnh đó, đề nghị các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án, trao đổi thông tin, đánh giá, nhận định về các rủi ro đối với quan hệ thương mại của Việt Nam với các đối tác, kinh nghiệm, xu hướng phòng vệ thương mại của các đối tác liên quan đến Việt Nam, các dấu hiệu gian lận thương mại tại các địa phương./.
Thanh Chung
- Sở Tư pháp Ninh Bình triển khai chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan
- Kiểm tra công tác tư pháp tại các xã trên địa bàn huyện Yên Mô
- Ngành Tư pháp Ninh Bình Ba năm triển khai thực hiện Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Tư pháp
- Nghị định số 117/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
- Thường trực Tỉnh ủy giao ban công tác 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV
- Đổi mới công tác quản lý nhà nước gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm
- Kết quả công tac Quý 3 năm 2024 của Ngành Tư pháp tỉnh Ninh Bình
1.347.358
- Online: 70
- Hôm nay: 3.392
- Hôm qua: 9.205
- Tháng 10: 28.014
- Tháng trước: 254.412