Hội nghị tập huấn về cơ chế phối hợp thông tin về trợ giúp pháp lý, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý năm 2022

Cập nhật: Thứ tư, 09/11/2022

Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-STP ngày 10/8/2022 của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Kế hoạch số 03/KH-TTTGPL ngày 20/10/2022 của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Ninh Bình tập huấn về cơ chế phối hợp thông tin trợ giúp pháp lý, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện Nho Quan và Kim Sơn năm 2022.

Thời gian vừa qua, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Công an huyện, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các xã trên địa bàn huyện Nho Quan và Kim Sơn tổ chức 02 Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về cơ chế phối hợp thông tin trợ giúp pháp lý tại Hội trường nhà văn hóa huyện Nho Quan và Kim Sơn cho hơn 300 đại biểu là: Người tiến hành tố tụng, công chức phòng tư pháp, Công an xã, lực lượng hòa giải viên cơ sở…

Tại Hội nghị, các báo cáo viên pháp luật của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh đã triển khai các nội dung của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; các quy định của pháp luật về cơ chế phối hợp thông tin trợ giúp pháp lý theo Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 giữa Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài Chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cáo - Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trách nhiệm của Lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

   

Thông qua Hội nghị tập huấn, các đồng chí học viên trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế phối hợp thông tin trợ giúp pháp lý. Trên cơ sở đó, vận dụng triển khai có hiệu quả cơ chế phối hợp thông tin trợ giúp pháp lý giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, công chức Phòng Tư pháp, cán bộ cấp xã (công an xã và công chức cấp xã khác), tổ chức và cá nhân có liên quan trên địa bàn huyện với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh./.

Phạm Duy Hưng

Liên kết Website
Bình chọn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
717672

Online 2

Hôm nay 221