Tìm hiểu quy định của pháp luật về người dân tộc thiểu số thuộc diện được trợ giúp pháp lý
Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, để được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý, người dân tộc thiểu số phải cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/01/2012 của Bộ Tư pháp và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số quy định người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý gồm: “Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, hiện nay “vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” trong Thông tư liên tịch này bao gồm các đơn vị hành chính sau đây:
(1) Xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn: Theo Quyết định số 1010/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn.
(2) Xã đặc biệt khó khăn:
- Các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi là các xã khu vực III được quy định tại Quyết định số 861/QĐ-TTG ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
- Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo là các xã được quy định tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
(3) Thôn đặc biệt khó khăn: Được quy định tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
- Ngoài ra, người dân tộc thiểu số thuộc một trong các diện sau đây cũng được trợ giúp pháp lý mà không phụ thuộc vào nơi cư trú:
+ Người dân tộc thiểu số là người có công với cách mạng.
+ Người dân tộc thiểu số là người thuộc hộ nghèo.
+ Người dân tộc thiểu số là trẻ em.
+ Người dân tộc thiểu số là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
+ Người dân tộc thiểu số là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
+ Người dân tộc thiểu số là người thuộc 1 trong 08 diện người thuộc nhóm có khó khăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người nhiễm chất độc da cam; người cao tuổi; người khuyết tật; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; người nhiễm HIV./.
Ninh Thị Hà
Trung tâm TGPL Nhà nước
- Đại hội Chi bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Ninh Bình lần thứ XI, nhiệm kỳ 2025-2027
- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng trợ lý ảo (AI) trong xây dựng và kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật
- Chi đoàn Thanh niên Sở Tư pháp Ninh Bình tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3
- Thường trực Tỉnh ủy triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 3
- Thư mời tham gia thực hiện gói thầu: Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: "Cần có tư duy mở, cách làm mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong xây dựng và thi hành pháp luật"
- Hội nghị UBND tỉnh phiên thường kỳ tháng 3
- Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Chơi game đánh bài có bị xử lý hình sự không?
- Công tác thi đua khen thưởng có vai trò thúc đẩy tiến độ, chất lượng công việc
1.687.588
- Online: 15
- Hôm nay: 1.081
- Hôm qua: 1.605
- Tháng 03: 28.329
- Tháng trước: 49.406